Di sản và vinh danh Frederick Douglass

  • Giáo hội Episcopal (Anh giáo) Hoa Kỳ tưởng niệm Douglass hằng năm theo lịch giáo hội vào ngày 20 tháng 2. Nhiều trường học được đặt theo tên ông. Ngoài ra, còn có:
  • Năm 1921, các thành viên hội ái hữu Alpha Phi Alpha (hội ái hữu người Mỹ gốc Phi liên đại học đầu tiên) chọn Douglass làm thành viên danh dự.[65]
  • Cầu Tưởng niệm Frederick Douglass, còn gọi là Cầu South Capitol Street, phía nam Đồi Capitol ở Washington D.C., xây dựng năm 1950 được đặt tên để vinh danh ông.
  • Năm 1962, nhà riêng của Douglass ở Anacostia (D.C.) là một phần của Hệ thống Công viên Quốc gia,[66] đến năm 1988 trở thành Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Frederick Douglass.
  • Năm 1965, Bưu điện Hoa Kỳ phát hành một con tem vinh danh Douglass trong sê-ri Prominent Americans.
  • Năm 1999, Đại học Yale thiết lập Giải Sách Frederick Douglass dành cho sách lịch sử về chế độ nô lệ và phong trào bãi nô nhằm vinh danh ông. Giải thưởng hằng năm trị giá 25 000 USD do Viện Lịch sử Mỹ Gilder Lehrman và Trung tâm Nghiên cứu Lehrman về Chế độ Nô lệ, Phản kháng, và Bãi nô tại Đại học Yale điều hành.
  • Năm 2002, học giả Molefi Kete Asante chọn Frederick Douglass vào danh sách 100 người Mỹ gốc Phi vĩ đại nhất.[67]Tem Bưu điện Hoa Kỳ phát hành năm 1965.
  • Năm 2003 Douglass Place, khu liên hợp nhà ở Douglass xây dựng năm 1892 ở Baltimore cho người da đen thuê được đưa vào danh sách Địa điểm Lịch sử Quốc gia.
  • Năm 2007, cây cầu Troup-Howell trên đường liên bang 490 vượt sông Genesee được tái thiết và đặt tên mới, Cầu tưởng niệm Frederick Douglass-Susan B. Anthony.
  • Một bức tượng Douglass (của Gabirel Koren) và một khu tưởng niệm (do Algemon Miller thiết kế) năm 2012 để vinh danh Douglass[68] được khánh thành tại vòng xoay Frederick Douglass ở góc tây bắc Công viên Trung tâm tại Thành phố New York.[69]
  • Ngày 12 tháng 6 năm 2011, Hạt Talbot, Maryland đặt bức tượng Douglass cao hơn hai mét trước sân cỏ của tòa án hạt ở Easton, Maryland.[70]
  • Viện Frederick Douglass là một đề án của Đại học West Chester nhằm phát triển những nghiên cứu về văn hóa đa nguyên cũng như di sản trí tuệ của Frederick Douglass.[71]
  • Ngày 19 tháng 6 năm 2013, một bức tượng của Douglas được khánh thành ở Trung tâm Tham quan Điện Capitol.[72]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Frederick Douglass //nla.gov.au/anbd.aut-an36750625 http://www.43places.com/places/view/3017188/freder... http://www.43places.com/places/view/3017189/freder... http://www.biography.com/people/frederick-douglass... http://www.cnn.com/2008/POLITICS/08/25/dems.conven... http://www.fdrccf.com/douglass.htm http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://books.google.com/books/about/In_the_Words_o... http://books.google.com/books?id=-y0OAQAAMAAJ